Trong phong tục cưới hỏi của người Việt xưa thì đám hỏi được xem là 1 nghi lễ vô cũng quan trọng không thể thiếu. Do vậy nên trong ngày đám hỏi cả 2 nhà đình nhà trai, nhà gái đều phải chuẩn bị 1 cách tươm tất và tốt nhất có thể. Trong đám hỏi thì nhà trai cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào. Nhà trai trong đám hỏi cần những gì, MJU Studio sẽ giúp các bạn tìm hiểu trong bài viết sau.
Về phần trang phục của chú rể
Trong ngày lễ đám hỏi, nhà trai cần chuẩn bị trang phục gọn gàng, tươm tất. Trang phục chú rể thường kết hợp giữa áo sơ mi với quần tây cùng với áo vest khoác ở ngoài. Đây là kiểu trang phục tôn lên nét lịch lãm, bảnh bao của các chàng trai trong ngày trọng đại.
Thông thường, phái mạnh sẽ chọn những bộ vest với tông màu trung tính và cơ bản như đen, nâu, xanh navy, xám nhạt… Với kiểu vest này, các chàng nên phối với áo sơ mi tay dài màu trắng cùng một chiếc hoa nhỏ cài nơi ngực áo nhé. Để nhanh chóng có được sự lựa chọn hoàn hảo, bạn có thể tham khảo tại đây.
Nếu còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn vest, chú rể có thể nhờ sự trợ giúp của người đi trước hay ra cửa hàng để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp. Bởi một bộ vest đẹp phải vừa vặn, tôn lên những đường nét nam tính của phái mạnh. Tham khảo tại đây.
đám hỏi cần những gì 1
Song song đó, cô dâu chú rể cũng có thể mặc áo dài cách tân phối với chiếc quần jean đen và chọn cho mình đôi giầy tây hợp với âu phục. Điều này thể hiện sự sang trọng, trang nhã của chú rể, đồng thời cũng để lại hình ảnh đẹp trong lòng hai bên họ hàng.
Đám hỏi cần những gì khác về trang phục? Về phía gia đình nhà trai, đối với các bà, mẹ cô dâu chú rể nên mặc áo dài. Những bộ vest chỉnh tề sẽ dành cho ông, bố, chú, nhằm tạo sự trang trọng cho buổi lễ cũng như sự đánh giá cao trong mắt gia đình nhà gái.
Sính lễ nhà trai trong đám hỏi cần chuẩn bị
Sính lễ chính là vật phẩm nhà trai mang đến để xin hỏi gả cưới cô dâu cũng như là lễ vật cảm ơn của nhà trai. Trước ngày gần đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị mâm quả để mang sang nhà gái.
Tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị 3 – 5 – 7 – 9 – 11 mâm đối với phong tục người miền Bắc và 4 – 6 – 8 – 10 mâm đối với phong tục người miền Nam. Mâm quả gồm:
Trầu cau
Đây là mâm quả tượng trưng cho tình yêu sắt son, mặn nồng của cặp uyên ương. Trong mâm quả, trầu cau được để nguyên buồng, quả cau phải thật đều tròn. Các cặp đôi nên chọn buồng cau xanh tươi, được bẻ khéo léo, không nên dùng dao cắt buồng cau tránh cho vợ chồng chia ly sau khi cưới.
Thông thường, một mâm quả sẽ có 80 hoặc 100 lá trầu. Lá được chọn phải to tròn, xanh, không bị rách hay và vàng úa. Nhà trai có thể tự sắp lễ hoặc nhờ đơn vị dịch vụ chuyên sắp lễ đám hỏi để kết mâm ăn hỏi cho đẹp.
Rượu và thuốc lá
Mâm rượu và thuốc cũng được xếp vào sính lễ đám hỏi không thể thiếu. Cách sắp mâm lễ rượu thuốc đơn giản cũng tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho sính lễ. Mâm rượu này chuẩn bị để chú rể tự tay bê vào nhà gái.
Bánh ăn hỏi
Mâm bánh ăn hỏi bao gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh đậu xanh hay bánh chưng, bánh giầy. Đây chính là những lễ vật ăn hỏi không thể thiếu và thường đi có đôi có cặp như bánh cốm – bánh phu thê, bánh chưng- bánh giầy.
Chè – mứt sen
Chè trong lễ ăn hỏi chính là lễ vật mang ý kính trọng tượng trưng cho sự thảo hiếu của con cái với tổ tiên, đồng thời cũng là sính lễ thể hiện tình cảm với anh em họ hàng. Trong khi đó, mứt sen chính là lễ vật ăn hỏi mang đậm ý nghĩa sum vầy ngày tết, đồng thời tượng trưng cho sự kết trái của cặp đôi.
Đám hỏi từ lâu đã trở thành một nghi thức quan trọng truyền thống không thể thiếu và thường diễn…
Lễ vật ăn hỏi khác
Ngoài ra còn có một số lễ vật ăn hỏi khác như lợn quay, xôi đỗ hoa mai hay bánh kem, trà… Mỗi lễ vật ăn hỏi này đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho các cặp đôi hạnh phúc, giàu sang.
Bánh kem cũng được các cặp yêu thích cho vào mâm sính lễ. Tập tục này bắt đầu có từ thời Pháp và được nhiều đám hỏi áp dụng
Heo quay cũng dần xuất hiện nhiều trong sính lễ của một đám hỏi
Xôi và gà thường thấy trong mâm quả của người miền Nam.
Thợ chụp ảnh cho lễ ăn hỏi
Để không bỏ qua những khoảnh khắc quan trọng trong lễ ăn hỏi, các đôi uyên ương nên dành sự quan tâm cho khâu chụp ảnh. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể nhờ bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình có khả năng chụp hình tốt.
Phong cách chụp ảnh phóng sự đang chiếm được nhiều sự ưu ái của các cặp đôi.
Trong trường hợp, bạn mong muốn hình ảnh lung linh và chuyên nghiệp hơn. Cô dâu chú rể có thể thuê thợ chụp ảnh trong lễ ăn hỏi.
Bước đầu, bạn nên thống nhất với thợ chụp ảnh về số lượng và những hình ảnh quan trọng cần có. Chi phí cho một album cưới truyền thống dao động từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đối với phong cách chụp phóng sự, các đôi uyên ương nên chuẩn bị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng/album nhé.
Chuẩn bị người bưng quả
Đội nam thanh nữ tú bê tráp là hình ảnh đẹp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Việt. Tùy theo vùng miền, các cặp đôi nên chọn số lượng người phù hợp. Chẳng hạn như đám hỏi ở miền Nam thường chọn người theo số chẵn, còn miền Bắc lại ưa chuộng số lẻ.
Trang phục của dàn bưng quả nên đồng nhất về kiểu dáng và màu sắc
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo kiểu trang phục bưng quả sao cho đồng nhất về màu sắc và thiết kế. Điều này không chỉ giúp đội hình bê tráp hài hòa mà còn tôn lên trang phục cưới của hai nhân vật chính.
Bí quyết giúp các cặp đôi sở hữu
Bí quyết giúp các cặp đôi sở hữu “biệt đội” bưng quả cực chuẩn
Ngoài những sính lễ trong ngày trọng đại, cô dâu chú rể cũng nên dành chút thời gian để chọn cho…
Phương tiện đi lại
Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần lên kế hoạch, tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh rủi ro. Ngoài ra, nhà trai cũng nên tính toán phương tiện đi lại phù hợp để đưa các thành viên sang nhà gái, như xe ô tô, xe khách, ghe thuyền…
Gia đình nhà trai cũng cần chuẩn bị một đội ngũ nam thanh, nữ tú trẻ trung còn độc thân để bê mâm quả. Số lượng người bê tương ứng với số lượng mâm quả.
Lễ đám hỏi cũng đòi hỏi sự trang trọng và sắp xếp các thành viên nhà trai kỹ lưỡng như đám rước dâu.
Tiền nạp tài
Theo đúng nghi lễ truyền thống thì quan trọng nhất là nhà trai cần chuẩn bị tiền nạp tài. Số tiền có thể được đựng trong một phong bì, hoặc chia thành 3, 5 phong bì khác nhau tùy thuộc vào số lượng bát hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.
Số lượng phong bì thường là số lẻ. Phong bì thường là loại to bản, có in chữ hỷ hoặc đôi uyên ương cách điệu. Các phong bì này được để vào một tráp riêng hay để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái. Tham khảo tại đây.
Các gia đình không nên quan trọng số tiền nhiều hay ít mà chủ yếu nên đánh giá thái độ của gia đình thông gia và đặt hạnh phúc con cái lên hàng đầu. Số tiền nạp lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai gia đình hoặc hoàn cảnh của mỗi gia đình
MJU Studio cung cấp các dịch vụ cưới hỏi trọn gói, liên hệ chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ: 349 Nguyễn Trãi, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0964.469.068 – 0911.999.029
Email: Anhvienaocuoinghean@gmail.com