T5, 04 / 2020 7:52 chiều | hanhnghean

Cưới hỏi là chuyện đại sự và thường phải theo nghi lễ truyền thống. Mỗi nghi lễ có nét và trình tự của nó, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các nghi lễ này. Sau đây là một trong những nghi lễ cưới hỏi truyền thống của Việt nam, cụ thể là lễ rước dâu. Vậy trình tự trong lễ rước dâu như thế nào, các đôi tân lang, tân nương nên tham khảo và rút ra kinh nghiêm cưới cho mình. MJU STUDIO xin giúp bạn tìm hiểu các thủ tục trong lễ rước dâu truyền thống qua bài viết sau đây.

Lễ rước dâu truyền thống bao gồm những gì

Chuẩn bị sính lễ
Trước khi sang nhà gái để xin dâu, trưởng bối nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ – mâm quả và kiểm tra chúng thật cẩn thận. Sau đó, đậy nấp các mâm quả lại và phủ khăn vải đỏ. Chú rể sẽ là người nắm giữ trọng trách thấp hương kính xin tổ tiên để mình đi rước nàng dâu về. Tiếp đó, cha và mẹ của chú rể sẽ trao mâm quả cho các chàng trai để bưng mâm đến nhà gái.

Tương tự, khi đến nhà gái, đại diện nhà trai sẽ xin phép được tiến hành nghi thức rước dâu, nếu đại diện nhà gái đồng ý. Thì đoàn nhà trai sẽ xếp hàng trước cổng nhà gái để tiến hành nghi thức trao mâm quả.

Trao lễ vật
Đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng chờ sẵn đến khi đội bưng quả của nhà trai xuất hiện. Hai bên xếp thành hai hàng và đội nhà trai sẽ tiến hành trao quả cho bên nhà gái. Đội bưng quả là những còn độc thân và thường là bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể. Phù rể có vai trò quan trọng, chỉ đi sau người đại diện và chú rể, với nhiệm vụ bê khay trà rượu và nữ trang dành tặng cô dâu.

Nhận mâm quả và đặt lên bàn thờ tổ tiên: thông thường mâm trầu cao sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, tượng trưng cho tình nghĩa phu thê và “miếng trầu đi đầu câu chuyện“.

Trình sính lễ: Đại diện nhà trai sẽ xin phép nhà gái mở mâm quả và giới thiệu các sính lễ mà nhà trai mang đến để xin dâu.

Ra mắt: Cô dâu ngồi chờ đợi trong phòng của mình, cho đến khi cha hoặc mẹ vào dắt ra để ra mắt hai bên họ hàng.

Làm lễ gia tiên: Đây là nghi thức cưới vô cùng quan trọng. Vì lúc này cô dâu và chú rể sẽ thấp hương và đốt đèn “Long Phụng” để khấn bái tổ tiên, khấn xin tổ tiên ban phước lành cho đôi vợ chồng trẻ.

Trao nhẫn cưới: Gia phụ hai bên sẽ trao các tín vật cho cô dâu và chú rể như của hồi môn trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng hai họ. Tiếp đó, là sự chúc phúc của người thân trong gia đình cô dâu gửi đến đôi tân lang tân nương và tặng quà mừng.

Mời trầu cau và mời rượu: Cô dâu chú rể sẽ làm động tác xé cau, xếp trầu và mời rượu. Người rót rượu sẽ là chàng phù rể vì thế nên chọn người tỉ mỉ và điềm đạm sẽ tốt hơn. Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ mời 2 người chủ hôn trước và sau đó là cha mẹ hai bên.

Trả lễ: còn được gọi là lại quả, nhà gái sẽ trả lại mâm quả cho nhà trai và thường các quả được trả lại sẽ còn 1/2. Nếu quả đậy bằng nấp thì sẽ lật người nấp lên, nếu là khăn thì sẽ lật 1/2 khăn lên.

Tiệc ở nhà gái: Thường tổ chức tiệc ăn uống nhẹ nhàng, ngắn gọn với bánh và trà để rút ngắn thời gian đưa cô dâu về nhà trai làm lễ cho đúng giờ lành. Còn một nghi thức nữa là lì xì cho đội bưng quả vừa để cảm ơn họ vừa mang đến may mắn cho đám cưới

Như vậy là trình tự đầy đủ của lễ rước dâu truyền thống đã hoàn thành và tiếp tục các nghi thức cưới tại nhà trai. Tuy phức tạp nhưng những nghi lễ trên sẽ là kỷ niệm vô cùng ý nghĩa với cô dâu và chú rể.

Để ngày cưới thêm trọn vẹn thì dịch vụ cưới hỏi trọn gói tại Nghệ An sự lựa chọn hoàn hảo cho các cặp đôi. Hôn nhân là kết quả của một mối nhân duyên tốt đẹp, đám hỏi, đám cưới là lễ không thể thiếu trong phong tục người Việt Nam nhằm đánh dấu cho một sự khởi đầu mới trong cuộc đời mỗi con người. Chúng tôi chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ cưới hỏi trọn gói, với sự sáng tạo, luôn đổi mới và nhiệt tình chúng tôi luôn muốn mang đến sự hài lòng nhất về một đám cưới hoàn hảo đối với từng khách hàng của mình.

Bài viết cùng chuyên mục