T6, 02 / 2020 7:54 chiều | hanhnghean

Không ít cô gái luôn mơ ước đến một lễ cưới thiêng liêng lãng mạn trong nhà thờ. Cánh cửa nhà thờ đồ sộ mở toang ra, cô dâu áo cưới trắng muốt, trong tay bố, bước đi lộng lẫy trong tiếng piano du dương réo rắt, cả sảnh nhà thờ im lặng, trang nghiêm, trên trần nhà thiên thần mỉm cười chào đón tình yêu được Chúa chúc phúc. Giây phút đúng là đẹp đến nao người!

Đám cưới trong nhà thờ được tổ chức trong nhà thờ Việt Nam trang nghiêm mà không cầu kỳ và sôi động nên cô dâu chú rể cần lưu ý để đám cưới diễn ra suôn sẻ.

 Điều kiện bắt buộc để được làm lễ Hôn phối khi đám cưới trong nhà thờ là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo, và cả hai đều nhận được Giấy chứng nhận hoàn tất khóa giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức trong vòng 3 đến 6 tháng liên tục.

Trong trường hợp cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ kết hôn trong nhà thờ chỉ có thể diễn ra nhỏ gọn, nhanh chóng, gọi là Phép chuẩn. Quay về với thực tế, thực hiện đám cưới trong nhà thờ không phải tự một mình bạn có thể quyết định, mà phụ thuộc vào tôn giáo và ý muốn của đôi bên. Nếu những điều kiện tiên quyết ấy bạn có đủ, thì một lần nữa, cũng như những nghi thức cưới truyền thống bình thường, đám cưới trong nhà thờ cũng có những phần căn bản mà bạn phải đi qua trước khi có được giây phút lãng mạn khó quên ấy.

Nghi lễ đám cưới trong nhà thờ

Bước 1 – Lựa chọn giáo xứ, nhà thờ và cùng chọn ngày với cha cố

Bước 2 – Giáo lý hôn nhân: một khóa học ngắn cho đôi vợ chồng trước khi cưới, do chính cha cố thụ giảng, nhằm giúp họ hiểu rõ sự thiêng liêng của việc kết hôn, trách nhiệm và ràng buộc của người vợ, và người chồng cùng con cái trong một gia đình. Khóa học có thể kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng tùy theo sắp xếp của đôi vợ chồng với cha cố.

Bước 3 – Rao hôn phối: một thông báo ngắn gọn về việc kết hôn của đôi vợ chồng sẽ được đọc lên trong các buổi lễ tại nhà thờ, liên tục trong vòng 3 tuần trước ngày cưới. Nếu ai thấy có điều gì ngăn cản hoặc chưa minh bạch có thể liên hệ với cha cố để trình bày và xác minh.

Bước 4 – Chuẩn bị cho các chi tiết trong ngày cưới tại nhà thờ. Tùy mức độ chi tiết của các cha cố, các thành phần sau đây có thể được rút giảm hoặc đơn giản hóa, nhưng trên cơ bản, sẽ có những việc sau đang chờ bạn:

– Danh sách khách mời: hãy chú ý tới không gian của nhà thờ, và chọn lọc ra những người thật sự quan trọng với bạn để tham dự. Số đông còn lại hãy dành cho tiệc cưới sau đó.

– Người dẫn dâu: thường là bố của cô dâu. Trong vài trường hợp có thể có một sự lựa chọn khác, nhưng nên nhớ đây là một hành động thiêng liêng, người dẫn dâu đóng vai trò đại diện cho cả nhà gái, mang cô dâu và cả phần đời còn lại trao lại cho sự bảo bọc của chú rể và nhà trai.

– Thiệp mời: trong thiệp mời dự lễ cưới nhà thờ cần ghi rõ tên thánh của đôi vợ chồng, địa điểm thời gian chính xác, và yêu cầu về trang phục.

– Lời thề: đôi vợ chồng sẽ cùng bàn bạc với cha cố về những thay đổi hoặc chỉnh sửa nếu có trong lời thề ước của đôi bên.

– Bản hướng dẫn nghi thức trong nhà thờ dành cho khách mời.

– Chọn ngày diễn tập: thường trước ngày cưới 1 hoặc 2 ngày.

– Các chi tiết khác cần tham khảo ý kiến của cha cố trước khi tiến hành như: quay phim, chụp hình, hoa tung lên trong ngày cưới, dàn nhạc, dàn đồng ca,…

Tất cả là một quy trình, hình ảnh xúc động trên phim ảnh chỉ là thành quả cuối cùng của một quá trình chuẩn bị công phu và đầy tâm huyết. Dù cho đám cưới nhà thờ hay đám cưới truyền thống thì bạn vẫn sẽ trải qua một số lễ nghi và mục đích cuối cùng của tất cả là mang đến sự chứng nhận thiêng liêng trong ngày cưới. Tình yêu và ngày cưới của bạn được chứng giám, được ủng hộ và được thăng hoa từ những nghi thức cưới này. MJU Studio mến chúc đôi tân hôn lãnh nhận bí tích hôn nhân sẽ yêu thương nhau và trân trọng nhau đến suốt cuộc đời.

Để có những bức hình đám cưới đẹp, quý khách vui lòng liên hệ:

ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI MJU STUDIO

Địa chỉ: 349 Nguyễn Trãi, TP Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0964.469.068 – 0911.999.029

Email: Anhvienaocuoinghean@gmail.com

Bài viết cùng chuyên mục